Tại sao trẻ lại bị hăm tã mặc dù mẹ đã rất cẩn thận trong việc chăm con? Để có thể ngăn ngừa chứng hăm tã ở trẻ nhỏ, mẹ cần có những hiểu biết bắt buộc về chúng trước khi có những giải pháp điều trị hiệu quả nhất.
Hăm tã là gì?
Hăm tã là gì? Hăm tã được hiểu đơn giản là triệu chứng viêm da tại vùng mặc tã của bé hay còn được gọi là triệu chứng viêm da do kích ứng với tã. Ban đầu, chứng viêm da sẽ là những chấm đỏ rồi sau đó sẽ lan rộng ra vùng mông và vùng đùi của bé. Khi bé bị viêm da sẽ có cảm giác ngứa, đau, tồi tệ hơn có thể khiến trẻ bị rát hay bị chảy máu.
Chứng hăm tã sẽ không chỉ xuất hiện ở vùng mặc tã mà chúng có thể lan rộng ra cả vùng thắt lưng hay vùng bắp đùi hay vùng xung quanh đùi.
Nhiều mẹ có thể nhầm tưởng chứng hăm tã với phát ban, điểm khác biệt mà các mẹ có thể phân biệt là chứng hăm tã sẽ chỉ xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với tã hay khu vực vách chống tràn.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hăm tã
Một vài dấu hiệu dễ nhận biết tình trạng trẻ bị hăm tã như sau:
- Khi thay tã, mẹ thấy vùng da khu vực đóng bỉm có dấu hiệu mẩn đỏ khác bình thường.
- Khi mẹ lau mông, trẻ sẽ có cảm giác đau và khóc.
- Khi mẹ tắm vùng mông cho bé bằng nước nóng, trẻ sẽ khóc rất to.
- Trẻ cố gắng gãi khu vực đùi khi mà mẹ tháo tã ra.
Nếu gặp những dấu hiệu trên thì khả năng trẻ bị hăm tã là rất cao.
Vậy nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã là do đâu?
Nguyên nhân của chứng hăm tã ở trẻ nhỏ do rất nhiều các nguyên nhân nhưng phổ biến nhất vẫn là do da của trẻ bị kích ứng. Nguyên nhân chính là do trẻ mặc tã ướt hoặc bẩn trong một khoảng thời gian khá dài. Vì vậy, yếu tố vệ sinh là rất quan trọng với bệnh này.
1. Hăm tã do nước tiểu của bé
Nước tiểu được sinh ra từ chất thải của thận. Nước tiểu có thể gây kích ứng da và các chất bẩn có trong nước tiểu trong tã có khả năng phát tán ra và tác động rộng hơn tới vùng da của bé.
2. Hăm tã do phân của bé
Các chất có thể gây kích ứng da như các vi khuẩn Bactarium Coli có trong ruột hay các enzym là một số thành phần kích ứng da có trong phân của trẻ. Đồng thời, các chất kích thích được tìm thấy trong phân của trẻ tiêu chảy rất cao, nếu chúng tồn tại trong một thời gian dài sẽ dẫn tới hăm tã ở trẻ.
3. Hăm tã do mồ hôi, nhiệt độ và độ ẩm
Trẻ thường sẽ rất hiếu động, chúng thường xuyên vận động và có nhiều mồ hôi. Kèm thêm việc khi trẻ đi tiểu hay đại tiện ngay trong miếng tã thì độ ẩm của tã sẽ tăng. Da bé sễ dễ bị kích ứng do các thành phần độc tố có trong chất thải gây ra.
4. Hăm tã do cọ sát liên tục
Da của trẻ nhỏ rất mỏng, yếu và cực kỳ nhạy cảm với môi trường. Do đó, khi da bé bị cọ sát liên tục (là lúc mẹ lau hay tắm cho bé) có thể sẽ để lại các vết thương nhẹ cho bé mà mẹ không nhìn thấy ngay lúc đó được làm cho da của trẻ bị viêm.
5. Hăm tã do nấm
Nhiệt độ và độ ẩm trong miếng tã chính là một môi trường hoàn hảo cho sự phát triển của nấm.
Giải pháp khắc phục tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ
Một số giải pháp khắc phục tình trạng trẻ mới bị hăm tã ở đơn giản mà các mẹ có thể tham khảo.
- Hạn chế đống bỉm.
- Thay bỉm thường xuyên và vệ sinh vùng da bẩn
- Sử dụng kem chống hăm tã cho bé
Còn nếu trẻ bị hăm tã nặng thì mẹ nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Cách hạn chế tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ
- Chọn cho bé một loại bỉm mềm mại, thông thoáng, có khả năng thấm hút tốt
- Thường xuyên thay bỉm, vệ sinh cho bé
- Chọn size bỉm phù hợp với độ tuổi của bé
Trên đây là một vài chia sẻ về tình trạng hăm tã pử trẻ nhỏ. Hăm tã không quá nguy hiểm nhưng nếu tình trạng hăm tả nặng sẽ khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu, mẹ nên chú ý theo dõi nhé.