Việc lựa chọn loại sữa công thức, bình sữa, cách pha sữa cũng như việc sữa công thức pha sẵn để được bao lâu…không hề đơn giản, nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và cẩn trọng của mẹ. Những điều này mẹ cần phải đặc biệt ghi nhớ để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Sữa công thức pha sẵn có thể để được bao lâu?
Các nhà dinh dưỡng vẫn khuyến khích cho trẻ sử dụng sữa mẹ thay vì sữa công thức. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó mà một số mẹ không thể đáp ứng đủ lượng sữa cần thiết cho con bú, thay vào đó, các mẹ đã nhờ đến sự giúp đỡ của sữa công thức.
Việc cho trẻ sử dụng sữa công thức ở giai đoạn nào thì các mẹ cũng cần đảm bảo các nguyên tắc về cách lựa chọn bình sữa và các vật dụng liên quan, cách lựa chọn sữa an toàn và đảm bảo dinh dưỡng, cách pha sữa, lượng sữa cần cho bé hay việc sữa công thức pha sẵn có thể để được bao lâu?
1. Thời gian sữa công thức pha sẵn bảo quản được
Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Không những vậy, những trẻ được mẹ cho bú hoàn toàn sẽ luôn được uống dòng sữa nóng, an toàn vệ sinh. Trẻ sử dụng sữa công thức cũng cần đảm bảo được như vậy. Sữa công thức sau khi được pha đảm bảo tỷ lệ, đảm bảo nhiệt độ nước pha sữa cần được cho bé sử dụng ngay. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý tới nhiệt độ sữa chuẩn trước khi cho bé ăn. Việc dùng bình ủ sữa cần hạn chế và chỉ được thực hiện khi không còn giải pháp khác.
Hiện thị trường sữa công thức cho trẻ em tại Việt Nam là rất đa dạng, nhà nước cũng đã có các quy định đặc biệt đối với các dòng sữa công thức dành cho trẻ dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, cũng vẫn có không ít các sản phẩm sữa công thức kém chất lượng, sữa giả. Để giúp mẹ có thể lựa chọn được dòng sữa Nhật tốt cho bé như sữa Glico, sữa Meiji, sữa Morinaga, mẹ nên tham khảo top 4 nhãn sữa Nhật tốt cho trẻ sơ sinh tại Việt Nam hiện nay.
Đối với mẹ các mẹ đặt câu hỏi “sữa công thức pha sẵn để được bao lâu?”.
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, việc sữa pha sẵn có thể để được tối đa 2h đồng hồ. Đối với lượng sữa dư, thừa sau mỗi lần cho bé ăn cần nhờ người thân uống hoặc đổ đi. Bởi lẽ, sữa mà bé đã sử dụng đã dính nước bọt của bé và không còn sạch nữa. Để tránh việc pha sữa thừa cho bé, mẹ cần chú ý tới lượng sữa cần thiết cho bé theo từng giai đoạn, từng tháng tuổi.
Việc sữa công thức pha sẵn để quá 2h rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nguy hiểm nhất là vi khuẩn Crono, đây là loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não.
Về nhiệt độ nước pha sữa, tùy vào loại sữa mà mẹ cần tìm hiểu về nhiệt độ pha sữa chi tiết. Có nhiều loại sữa có thể được pha ở nhiệt độ chuẩn là nước sôi để nguội ở 70 độ C, một số loại sữa khác là 50 độ C…
Nhiều chứng minh của các nhà khoa học cho thấy, việc ta pha sữa cho bé ở nhiệt độ từ 60 – 80 độ có thể làm biến chất một số thành phần dinh dưỡng có trong sữa công thức. Trong sữa công thức, thành phần chủ yếu bao gồm tinh bột lúa mỳ, mỡ, protein…nếu pha sữa ở nhiệt độ cao sẽ khiến một số thành phần bị phân giải, việc hấp thụ dinh dưỡng ở trong sữa sẽ bị hạn chế.
2. Cách pha sữa an toàn và đảm bảo dinh dưỡng
Dưới đây là hướng dẫn về cách pha sữa bằng bình cho bé. Tuy nhiên, đối với những trường hợp pha sữa vào cốc và cho trẻ dùng thìa uống cũng tương tự như cách pha sữa dưới đây.
- Tiệt trùng toàn bộ dụng cụ liên quan đến pha sữa. Vệ sinh tay sạch sẽ
- Sử dụng nước sôi, để nguội ở nhiệt độ tiêu chuẩn thường là 40 -50 độ C (mỗi loại sữa sẽ có một nhiệt độ riêng) rồi đổ nước pha sữa vào bình
- Sử dụng thìa đong có trong lon sữa để đong sữa vào bình sữa (số thìa sữa sẽ được tính bằng thìa gạt). Lượng sữa tiêu chuẩn mẹ cần tìm hiểu kỹ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, vì một loại sữa sẽ có lượng sữa theo tháng tuổi khác nhau.
- Lắc đều để đảm bảo sữa công thức tan hết, lắp chặt lắp bình và nhắc nhẹ
- Làm nguội sữa và kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi cho bé sử dụng bằng cách nhỏ vài giọt sữa vào cổ tay và kiểm tra.
3. Cách bảo quản sữa công thức đã pha đảm bảo
Trong một số trường hợp, mẹ buộc phải pha sữa để dành cho bé bú cữ sau hay phải pha sữa trước cho bé dùng thì mẹ có thể tham khảo một số cách bảo quản sữa dưới đây.
- Bảo quản sữa trong tủ lạnh ngay sau khi pha xong. Lưu ý: không phải là bảo quản sữa sau khi bé đã ăn và còn dư. Việc bảo quản sữa công thức trong tủ lạnh, môi trường nhiệt độ thấp sẽ cản trở sự phát triển của vi khuẩn so với môi trường bên ngoài, sữa sẽ để được lâu hơn nhưng thời gian tối đa cũng chỉ là 24h.
- Với những trường hợp cả hai mẹ con phải ra ngoài nhiều giờ đồng hồ, mẹ hãy để sữa pha sẵn vào túi giữ lạnh và cho bé sử dụng sau 4h.
- Mẹ cũng có thể chuẩn bị những hộp sữa loại nhỏ như sữa Glico số 0 dạng thanh để pha với nước sôi để nguội được giữ nóng trong bình giữ nhiệt để pha sữa cho bé.
4. Lưu ý khi hâm sữa công thức cho bé
Việc bảo quản sữa đã xong, giờ mẹ cần lưu ý gì nữa? Mẹ nên ghi rõ ngày, giờ pha sữa để đảm bảo sữa công quá thời hạn tiêu chuẩn. Một số lưu ý khi mẹ hâm sữa mà mẹ tuyệt đối không được quên.
- Sữa công thức khi đã được bảo quản trong tủ lạnh thì không nhất thiết phải làm nóng lại mà chỉ cần cho sữa ra ngoài khoảng 1h đồng hồ để đạt tới mức nhiệt độ phòng hoặc mẹ cũng có thể làm nóng sữa bằng cách ngâm sữa trong một bình nước nóng hay máy hâm sữa. Tuyệt đối không sử dụng lò vi sóng.
- Sau khi đã làm nóng lại sữa, mẹ cần kiểm tra lại nhiệt độ sữa trước khi cho bé sử dụng
Kết luận: Với câu hỏi sữa công thức pha sẵn để được bao lâu? sữa công thức để tủ lạnh được bao lâu? Mẹ cần lưu ý rằng, sữa công thức pha sẵn để được tối đa là 2h. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể bảo quản sữa bằng cách cho vào ngăn mát của tủ lạnh có thể bảo quản sữa được 24h. Hãy lưu ý tới những yếu tố này để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bé mẹ nhé.