Bé 9 tháng tuổi ăn dặm như thế nào? Hãy cùng Sakuravietnam tìm hiểu 5 thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi đảm bảo dinh dưỡng, bé thích mê.
Sự phát triển của bé 9 tháng tuổi như thế nào?
Trước khi đi tìm hiểu về thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi, hãy cùng tìm hiểu về sự phát triển của bé 9 tháng tuổi để hiểu về sự phát triển về thể chất, nhu cầu dinh dưỡng…của bé. Để từ đó có những giải pháp hỗ trợ bé phát triển tốt nhất, phát triển toàn diện nhất mẹ nhé.
Bước sang giai đoạn 9 tháng tuổi, lúc này bé đã có những phát triển vượt bậc cả về kĩ năng lẫn trí tuệ khiến mẹ phải bất ngờ.
1. Sự phát triển về thể chất
Lúc này bé đã biết khám phá mọi thứ, di chuyển rất nhanh bằng phương pháp bò tới những nơi mình mong muốn. Một số bé bắt đầu vịn tay vào cũi, giường, bàn ghế để đứng lên và nần theo những đồ vật để có thể di chuyển được.
Bé có những hành động ném và quăng rất mạnh các đồ vật và thích thú với việc dùng ngón trỏ và ngón cái để cần nắm các loại đồ vật.
Giai đoạn này, bé cũng đã bắt đầu mọc răng và mẹ cần dùng khăn
2. Sự phát triển về kĩ năng
Kĩ năng nổi bật nhất của bé trong giai đoạn này là ngôn ngữ. Em bé bắt dầu tập nói và bắt đầu phát âm và rõ nhất là âm ‘a’. Khi bé muốn gọi ai hay muốn đến chỗ ai bé sẽ hướng về người đấy, có thể là đưa tay hay phát ra các âm tiết. Các mẹ nên có những hành động như vỗ tay, khen ngợi mỗi khi bé tập nói để kích thích sự phát triển về mặt ngôn ngữ của bé.
3. Sự phát triển về mặt cảm xúc
Bé tỏ ra thích thú khi nhìn thấy những người thân thuộc xung quanh. Giai đoạn này, em bé cũng thường lo lắng, căng thẳng khi đến những chỗ lạ và có xu hướng bám níu bố mẹ nhiều hơn. Đây cũng là khoảng thời gian bé bám dính mẹ nhiều hơn. Mẹ cũng nên nói chuyện nhiều với bé, kể chuyện cho bé nghe, miêu tả đơn giản cho bé các hành động và lặp lại để bé có thể nhớ được.
Chế độ dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi
Bước sang giai đoạn này, bé có nhiều thay đổi và các mẹ cần bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết để phù hợp với sự thay dổi của trẻ.
9 tháng tuổi là giai đoạn bé đã biết ngồi, bò thậm trí là vịn đứng lên và bé hoạt động rất nhiều và tiêu tốn năng lượng nên mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất cho bé. Ngoài những nhóm thực phẩm này, mẹ vẫn nên duy trì cho con bú sữa mẹ. Mỗi ngày mẹ cần bổ sung cho bé 500-600ml sữa mẹ ngoài 3 bữa ăn chính để đảm bảo cho sự phát triển trí não và thể chất của con. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm sữa chua, váng sữa và các loại hoa quả chín sau các bữa ăn chính.
Tháng tuổi này, bé đã có thể ăn đa dạng các loại thực phẩm tanh như tôm, cua, cá… Nhưng đối với nhóm đồ tanh đều là những thực phẩm dễ gây dị ứng nên mẹ cho bé ăn với một lượng nhỏ và ăn ít nhất 3 ngày liền nhau để xem các biểu hiện của bé sau đó mới kết hợp cùng các thực phẩm khác để đổi bữa. Ngoài ra, mỗi bát cháo mẹ cần cung cấp đủ 5-10ml dầu/ mỡ.
Giai đoạn này, bé không còn ăn xay nhuyễn mà chuyển sang ăn thô hơn vì bé đã bắt đầu mọc răng và thích nhai hơn. Tuy nhiên, bé vẫn chưa mọc răng hàm để có khả năng nghiền nhuyễn thức ăn nên mẹ vẫn cần chế biến đủ mềm để bé có thể ăn và tiêu hóa.
Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi
Và dưới đây sẽ là gợi ý 5 thực đơn ăn dặm với các món cháo ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi. Hãy cùng tham khảo mẹ nhé.
1. Cháo lươn cà rốt
Nguyên liệu:
- 3 thìa canh cháo nấu chín tới
- 40g lươn đồng đã rửa sạch với muối và giấm
- 1 củ hành tím+2 lát gừng
- 30g cà rốt
Cách làm:
Bước 1: Cho nồi nước lên bếp, thêm gừng, hành để luộc lươn sẽ đỡ bị tanh. Đợi nước sôi, cho lươn vào luộc trong khoảng 10 phút. Khi lươn chín, vớt ra để nguội, nước lọc qua rây
Bước 2: Bỏ nồi nhỏ lên bếp rồi cho cháo vào. Thêm nước luộc lươn nấu cháo cho nhừ hơn.
Bước 3: Khi cháo sôi khoảng 5-7 phút, cho cà rốt đã được cắt nhỏ vào.
Bước 4: Khi lươn đã nguội, bỏ bớt da, tách thịt sau đó dằm nhỏ cho vào cháo. Nấu thêm vài phút cho lươn chín kỹ. Cháo chín nhừ, tắt bếp, chuẩn bị rây sạch để rây cháo cho bé. Khi nấu với lươn, cháo sẽ có váng béo từ thịt lươn, nên mẹ không cần cho thêm dầu ăn cũng được.
2. Cháo tôm cải bó xôi
Nguyên liệu:
- Cháo trắng
- Tôm: 200g
- Cải bó xôi: 200g
- Hành tím
Cách làm:
Bước 1: Tôm mẹ bóc vỏ, làm sạch rồi băm nhuyễn. Ướp tôm với một chút hành tím và hạt nêm.
Bước 2: Cải mẹ rửa sạch, băm nhỏ rau.
Bước 3: Cho cháo trắng vào nồi nấu sôi rồi cho cải bó xôi vào đảo đều. Chờ cháo sôi mẹ tiếp tục cho tôm vào, khuấy đều. Mẹ gia giảm thêm nước để điều chỉnh cho phù hợp với chế độ ăn của bé nhé. Đun tiếp cho thịt tôm chín thì tắt bếp.
3. Cháo cua bí đỏ
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ
- Bí đỏ
- Cua biển
Cách làm:
Bước 1: Gạo tẻ mẹ đem vo sạch. Bí ngô rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng. Cho gạo và bí ngô vào nồi hầm nhừ.
Bước 2: Cua biển mẹ rửa sạch, cho vào nồi hấp. Cua chín, mẹ lọc lấy phần thịt, bằm nhỏ.
Bước 3: Cho ít dầu olive vào chảo xào qua phần thịt cua.
Bước 4: Cháo đã chín, mẹ tán cho bó đỏ nhuyễn ra, cho thịt cua vào, khuấy đều. Chờ cháo sôi mẹ tắt bếp.
Bước 5: Múc cháo ra bát cho nguội bớt rồi cho bé thưởng thức.
4. Cháo óc heo đậu Hà Lan
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ
- Óc heo
- Đậu Hà Lan
- Dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: Gạo tẻ vo sạch, ngâm trước khoảng 1 tiếng cho gạo nở, nấu cháo sẽ nhừ và nhanh chín hơn.
Bước 2: Đậu Hà Lan mẹ cũng đem ngâm với nước, bóc vỏ sau đó cho vào hầm cùng cháo.
Bước 3: Óc heo bỏ màng, lấy các gân máu, băm nhỏ.
Bước 4: Cháo chín, mẹ cho óc heo vào khuấy đều. Mẹ có thể thêm gia vị cho vừa với bé. Đun cháo sôi thêm 2-3 phút thì tắt bếp rồi cho thêm dầu ăn của bé vào.
5. Súp cá hồi khoai tây
Nguyên liệu:
- Cá hồi: 50g
- Khoai tây
- Hành tây (to): 1 cây
- Hành tây trắng: 2 củ
- Thì là
Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, mẹ cùng thực hiện món cháo cá hồi khoai tây cho bé theo các bước sau.
Cách làm:
Bước 1: Gạo vo sạch sau đó đem ninh nhừ. Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt hạt lựu. Chuẩn bị 1 nồi nước để luộc chín khoai tây.
Bước 2: Cá hồi rửa sạch với nước muối loãng, đem cắt khúc vừa miếng sau đó đem nấu chín. Các mẹ lưu ý không nên để cá chín quá, sẽ mất ngon. Mỗi mặt cá mẹ chiên tầm 1 phút là được
Bước 3: Xào 2 loại hành cho vàng, thơm để bỏ vào cháo. Thì là rửa sạch, cắt khúc nhỏ.
Bước 4: Bỏ cá, hành, thì là đã chế biến vào nồi cháo, chờ cháo sôi thì tắt bếp. Mẹ có thể nêm thêm gia vị cho phù hợp với bé.
Khi bé bước sang giai đoạn 9 tháng tuổi, mẹ cần lưu ý tăng lượng ăn và bổ sung thêm các loại thực phẩm để bé có thêm năng lượng cho các hoạt động hàng ngày nhé.
CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM: