Trẻ sẽ bắt đầu tập ăn dặm khi được 5-6 tháng tuổi. Khi cho bé ăn dặm, chắc hẳn các mẹ sẽ thắc mắc rằng bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ và lịch ăn dặm phù hợp cho bé như thế nào? Hãy cùng bổ sung kiến thức ăn dặm cho bé mẹ nhé.
Bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ?
Giai đoạn mới bắt đầu tập ăn dặm, đây chỉ là giai đoạn để bé tập làm quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Do đó, mẹ hãy để bé ăn theo nhu cầu và luôn nhớ rằng, phải kết hợp cho bé ăn dặm và bú mẹ. Bởi lẽ, lượng dưỡng chất bổ sung cho bé từ các bữa ăn dặm chỉ chiếm khoảng 15 – 20%. Nếu mẹ dừng hẳn việc cho bé bú hay không cho bé uống sữa công thức trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bé. Mẹ hãy ghi nhớ nhé.
Vậy thì bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ, bé 6 tháng ăn dặm mấy bữa một ngày? Câu trả lời là còn tùy vào thể trạng của bé và phương pháp ăn dặm mà mẹ chọn lựa cho bé. Hiện có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến nhất tại Việt Nam đó là phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, phương pháp ăn dặm tự chỉ huy và phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống.
1. Ăn dặm theo kiểu Nhật
Đây là phương pháp ăn dặm được nhiều mẹ Việt Nam lựa chọn cho bé. Phương pháp này để cao tính tự lập của bé ngay từ nhỏ. Mục đích chính của phương pháp ăn dặm này để giúp bé làm quen với các loại thức ăn mới, giúp bé làm quen dần với mùi vị của thức ăn, kích thích vị giác phát triển và một phần nào đó là tính tự lập của bé.
Do chỉ là bữa ăn phụ giúp bé làm quen với thức ăn mới nên mẹ không thất thiết ép bé ăn bằng được. Hãy cho bé ăn 1 bữa/ngày và kết hợp với việc cho bé bú mẹ hay uống sữa công thức.
Bé bắt đầu ăn dặm theo kiểu Nhật, trong tuần đầu tiên mẹ hãy cho bé ăn dặm với cháo loãng tỷ lệ 1 gạo 10 nước để tập cho bé làm quen dần. Tiếp đó, mẹ có thể cho bé ăn cháo loãng có thể kết hợp với một số loại rau củ dễ tiêu cho bé đã được xay nhuyễn. Hãy đảm bảo độ trơn và mịn của đồ ăn dặm để bé không bị tổn thương khi ăn.
2. Ăn dặm tự chỉ huy
Đây là một phương pháp ăn dặm mà mục đích chính cũng giống như phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Bé ăn dặm trong giai đoạn này với mục đích làm quen với thức ăn khác. Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi với phương pháp này phù hợp nhất là thời điểm bữa cơm của gia đình để có thể giúp bé cảm nhận được niềm vui trong ăn uống thay vì việc đặt lịch ăn dặm 3 bữa/ngày.
Mẹ có thể tham khảo một số loại thực phẩm ăn dặm tốt cho bé trong giai đoạn này: các loại thịt, cá, gà mềm, trứng gà, bánh mỳ…các loại rau củ quả như cải bó xôi, chuối, bơ…
3. Ăn dặm theo kiểu truyền thống
Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày theo kiểu truyền thống? Mẹ đừng quá cứng nhắc trong việc thực hiện đúng theo lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Hãy cho bé ăn những lúc mẹ rảnh rỗi, khi cả hai mẹ con cùng vui vẻ, thoải mái…Mặc dù vậy, hãy nhớ đảm bảo khoảng thời gian giữa 2 bữa ăn dặm phải cách xa nhau để đảm bảo bé có thể tiêu hóa được hết số thức ăn được cung cấp từ bữa ăn dặm trước đó.
Mẹ hãy cho bé ăn từ ít tới nhiều, từ loãng tới đặc dần. Hãy luôn chú ý tới việc đảm bảo lượng đạm mà mẹ bổ sung cho bé không quá tải ảnh hưởng tới khả năng làm việc của thận, hãy đảm bảo lượng đạm là hợp lý với bé theo từng độ tuổi.
Với các bé biếng ăn, mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn đồng thời phải đảm bảo bé vẫn được bú mẹ hay sử dụng sữa công thức trong giai đoạn này.
Kết luận: bé 5 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ? điều này còn tùy thuộc vào thể trạng và phương pháp ăn dặm mà mẹ chọn cho bé. Sẽ có bé ăn nhiều, sẽ có bé biếng ăn, ăn ít. Các bữa ăn dặm sẽ chỉ là những bữa phụ. Do đó, mẹ không cần phải quá khắt khe ép bé ăn, hãy để bé ăn theo nhu cầu của bé đồng thời kết hợp với việc cho bé bú mẹ hay sử dụng sữa công thức để có thể đáp ứng hết nhu cầu về dinh dưỡng của bé.