Nhiều mẹ thắc mắc liệu bé ăn thô sớm có tốt không? Bé ăn thô sớm có bị đau dạ dày không?. Nếu vậy, hãy cùng tìm lời giải đáp nhé.
Bé ăn thô sớm có tốt không?
Khi ăn thô bé sẽ phải nhai, tuyến nước bọt tiết ra để hỗ trợ việc nhai, giúp thức ăn mềm. Trong nước bọt của bé có các enzym hỗ trợ kích thích tiêu hoá giúp trẻ ăn ngon miệng. Từ đó cơ hàm và dạ dày của bé sẽ ngày một phát triển và hoàn thiện hơn. Trong khi đó những bé ăn xay sẽ ko có cơ hội tập nhai, mẹ đút vào và nuốt, ko có giai đoạn nhai tạo ra enzym thì dạ dày phải làm việc cật lực hơn, ăn không ngon miệng lâu ngày dẫn tới biếng ăn.
Dạ dày tiết dịch để phân hủy thức ăn chứ không phải có bóp nên các mẹ không phải lo sợ bé bị đau dạ dày nhé.
[Giải đáp] Trẻ không có răng có nhai được không?
Nhiều người coi việc “bé phải mọc đủ răng hàm mới có thể ăn được cơm”. Thời điểm trẻ mọc đủ răng là khoảng từ 2 tuổi trở lên, nếu đợi đến lúc đó mới cho trẻ tập nhai thức ăn nguyên miếng thì khả năng trẻ bị hóc sẽ cao hơn so với khi chưa được một tuổi, bởi khi đó phản xạ oẹ của trẻ đã đẩy lùi về phía cuống lưỡi giống như người lớn, khiến việc oẹ ra thức ăn đã không còn trở thành một chốt an toàn nữa.
Các bé “mọc đủ răng mới được nhai” hầu hết đều được ăn cháo, cơm, thức ăn xay nhuyễn cho tới ít nhất 2 tuổi. Các bé đó chỉ quen nuốt, khi được cho ăn thức ăn lợn cợn thì không biết cách điều khiển lưỡi, các cơ trong khoang miệng để nhai và nghiền nát thức ăn. Hậu quả nghiêm trọng nhất mà quan niệm này gây ra chính là khiến trẻ càng lớn càng biếng ăn: trẻ không nhai nhỏ được thức ăn thô mà nuốt luôn nên bị oẹ, sặc, thậm chí hóc => Cả trẻ và cha mẹ đều sợ hãi khi ăn thức ăn thô => trẻ tiếp tục bị đút ăn thực phẩm xay nhuyễn chỉ có một mùi vị => trẻ phải ăn thức ăn sai quá lâu khiến trẻ chán kem theo việc hệ tiêu hóa không tiếtđủ men tiêu hóa cần thiết để hấp thụ thức ăn => trẻ biếng ăn.
Khi được 6 7 tháng tuổi, phần lớn các bé chỉ mới có vài cái hoặc là chẳng có cái răng nào. Nếu nói rằng răng là công cụ để nhai, thì thời điểm này bé sử dụng công cụ gì để nhai ngay khi chưa có răng? Sự hình thành cấu trúc của hàm và răng bắt đầu diễn ra rất sớm, vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ bởi sự tăng nhanh của các tế bào biểu mô ở miệng tạo nên hình dáng hàm răng.
Trải qua nhiều quá trình phát triển trong thời kỳ mang thai, khi sinh ra em bé có một lớp “đệm nướu” mà thường hay gọi là “lợi”. Nhiều người nghĩ rằng “lợi” của em bé mềm và yếu, tuy nhiên nếu hỏi những bà mẹ đang cho con bú về cảm giác mỗi khi bị “cắn” thì bạn sẽ biết sự lợi hại thực sự của “bộ nhá” thời kỳ sơ sinh này. Nếu vẫn chưa tin bạn có thể thử bằng cách dùng ngón tay đưa vào miệng cho các em bé cắn… và đừng trách tôi vì đã xui dại bạn nhé! Bới bộ nhá nhìn bề ngoài có vẻ mỏng manh của mình, các bé hoàn toàn có thể xử lý rất nhiều loại đồ ăn thô không thua kém gì bất cứ một người lớn đầy đủ răng nào.