Tổng hợp 30 thực đơn ăn dặm khởi đầu cho bé từ 6 tháng tuổi cùng những lưu ý khi cho bé tập ăn dặm khởi đầu. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Khi nào nên cho bé tập ăn dặm?
Theo khuyến nghị của WHO, thời điểm ăn dặm lý tưởng đó là khi bé đủ 6 tháng vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ mới phát triển tương đối hoàn thiện để có thể tiêu hóa và hấp thu được các loại thức ăn đặc ngoài sữa. Tập cho trẻ ăn dặm không khó, chỉ cần mẹ lựa chọn đúng thời điểm thì hành trình ăn dặm sẽ thật vui vẻ và mang lại cho mẹ và bé những trải nghiệm mới mẻ, đầy thú vị đó.
Trong khoảng thời gian đầu ăn dặm, con sẽ đc “ăn chay” đúng nghĩa để dạ dày con thích nghi dần. Cháo, các loại rau, củ quả nấu chín với mùi vị thơm ngon chính là thực đơn lí tưởng cho bữa ăn đầu tiên của bé. Khi bé đã quen dần với việc ăn dặm (sau 3 tuần) mẹ giới thiệu cho bé ăn thêm đạm (trứng, cá, thịt)….Bé dưới 1t không nêm bất kỳ gia vị gì hết nhé các mom nhé.
Những lưu ý khi cho bé ăn dặm trong những ngày đầu
Tương tự như sữa, lượng ăn cũng cần tăng dần từ ít đến nhiều, cho bé ăn từ loãng đến đặc. Nên tập cho bé ăn dặm từ từ để thức ăn đặc không thay thế nguồn sữa mẹ quá sớm. Cho bé ăn dặm quá nhiều cũng ảnh hưởng tới quy luật cung cầu, làm giảm lượng sữa mẹ.
Cho bé thử từng loại rau củ để giúp mẹ biết dc bé thích ăn loại nào và k thích ăn loại nào.
Tránh kết hợp các loại rau củ kỵ nhau: cà rốt – củ cải, khoai tây – cà chua.
Những ngày đầu cho bé ăn mình ưu tiên cháo cùng các loại củ vì củ tạo ra vị ngọt tự nhiên k cần nêm nếm gia vị cũng rất dễ ăn. Ngoài ra, chúng ta có thể nấu thêm dashi rau củ hoà cùng cháo để bát cháo thơm ngon hơn.
Thực đơn 30 ngày đầu ăn dặm khởi đầu cho bé từ 6 tháng tuổi
Cháo trắng nấu tỉ lệ 1:10 tức 1 muỗng gạo, 10 muỗng nước. Ở đây mình dùng thìa cà phê đong gạo và nước, sau đó cho vào chén sứ (đã vo gạo sạch) cho vào nồi cơm khi nấu cơm cùng gđình. Khi cơm chính để cháo thêm 30p nữa là dc nhen, lấy cháo ra rây lại 2-3 lần trong những ngày đầu tiên, sau đó quen thì rây 1 lần là đc nhé. (Đun ấm lại nếu cháo nguội)
Ngày 1, 2, 3, 4
- Cháo rây: 5ml (cháo 1:10)
- Nước lọc tráng miệng chấm chấm tí cho quen nào
Ngày 5
- Cháo rây, dashi: 15ml (cháo 1:10)
- Súp lơ + mướp hương: 5ml (hấp chín rây)
Ngày 6:
- Cháo rây, dashi: 15ml (cháo 1:10)
- Súp lơ + mướp hương: 5ml (hấp chín rây)
Ngày 7:
- Cháo rây, dashi: 15ml (cháo 1:10)
- Khoai lang trộn sữa mẹ: 5ml (khoai lang hấp chín rây mịn, sữa mẹ hâm ấm 40 độ và trộn vào nhau)
Ngày 8:
- Susu nghiền trộn sữa mẹ: 10ml (cách làm tương tự ngày 7)
- Cải bó xôi dashi: 10ml (cải hấp chín rây trộn thêm dashi)
Ngày 9:
- Cháo rây: 15ml (cháo 1:10)
- Cải bó xôi: 10ml (hấp – rây)
- Khoai tây: 10ml (hấp – rây)
Ngày 10:
- Cháo rây: 15ml (cháo 1:10)
- Rau ngót: 10ml (hấp – rây)
- Mướp hương: 10ml (hấp – rây)
Từ ngày thứ 10 trở đi bổ sung vào cháo 1 vài giọt dầu mè, dầu óc chó, dầu oliu, dầu gấc….Tuỳ ý mẹ muốn sử dụng dầu nào cũng dc. Axit béo trong dầu giúp hoà tan vitamin, giúp bé tăng kg tốt cũng như tốt cho sự phát triển của bé. Nấu cháo xong tắt bếp, múc ra cháo ra chén và cho vai giọt dầu vào nhé, nhớ là cho vào khi cháo còn nóng.
Ngày 11:
- Cháo rây mix rau mồng tơi (cháo 1:10)
- Khoai lang nghiền (hấp – rây)
Ngày 12:
- Cháo rây mix hạt sen (cháo 1:10)
- Cà chua nghiền (cà chua bỏ hạt hấp sau đó rây lại, bỏ phần vỏ)
Ngày 13:
- Cháo rây mix khoai lang (cháo 1:10)
- Canh mồng tơi (mồng tơi hấp chín rây và thêm một ít dashi vào)
Ngày 14:
- Cháo rây mix rau dền (cháo 1:10)
- Đậu cove nghiền (đậu bỏ hạt sau đó mang đo hấp chín và rây mịn)
Ngày 15:
- Bí đỏ nghiền (hấp – rây)
- Đậu hà lan nghiền (hấp – rây)
Ngày 16:
- Cháo táo (cháo 1:10) – táo hấp chín rây trộn chung với cháo rây và thêm dashi làm loãng nếu quá đặc
- Đậu hà lan nghiền (hấp – rây)
- Canh cải thìa (cải thìa hấp lá rây và thêm dashi)
Ngày 17:
- Cháo bánh mì (bánh mì sandwich lạt bỏ phần cứng bên ngoài sau đó xé vụn cho vào sữa mẹ hoặc sữa ct đun lên, khi chín rây lại cho bé dùng)
- Canh rau dền (rau dền lấy phần lá hấp và rây, thêm dashi)
Ngày 18:
- Cháo rau dền (cháo 1:10)
- Soup đậu cove (đậu hấp chín rây và cho dashi vào)
- Khoai tây nghiền (hấp – rây)
Ngày 19:
- Cháo bầu (cháo 1:10)
- Canh mồng tơi
Ngày 20:
- Khoai tây, súp lơ xanh trộn sữa đậu nành
- Soup lá hẹ
Ngày 21:
- Cải ngọt trộn đậu hũ non
- Cà chua nghiền
Ngày 22:
- Cháo bí ngòi (cháo 1:10)
- Nửa lòng đỏ trứng gà hấp rây mịn
Bổ sung đạm đầu tiên bằng trứng gà sau đó là đến thịt cá trắng (cá sông, cá đồng) như cá lóc, cá kèo, cá rô, cá chép, cá bống, cá basa…Đây là những loại cá nước ngọt và lành tính nên giới thiệu cho trẻ đầu tiên, tránh ăn cá biển sớm vì khả năng dị ứng cao.
Ngày 23:
- Cháo rây 1:10
- Khoai tây nghiền
- Bí ngòi nghiền
- Đậu xanh nghiền
Ngày 24:
- Cháo lơ trắng, bí ngòi, mồng tơi
- 1/2 lòng đỏ trứng gà nghiền
Ngày 25:
- Cháo đậu xanh cà rốt
Ngày 26:
- Bí đỏ nghiền trộn sữa mẹ (bí đỏ hấp chín rây mịn , sữa mẹ hâm ấm 40 độ và trộn vào bí đỏ cho bé ăn khi còn ấm)
- Cá lóc hấp gừng (cá lóc phi lê bỏ xương sao đó mang đi hấp với xíu xiu gừng và rây lại cho mịn)
Ngày 27:
- Súp lơ trắng, mồng tơi nghiền
- Khoai lang nghiền
Ngày 28:
- Cháo 1:7 mix cá lóc cà chua súp lơ trắng
Ngày 29:
- Soup bí ngòi, cà rốt, khoai tây
Ngày 30:
- Cháo 1:7 mix cà chua, susu, cải thảo
- Soup cải thảo
Nên cho bé ăn cháo hay ăn bột đầu tiên?
Câu trả lời: Câu trả lời là ăn cháo mẹ nhé. Tại sao vậy?
Thứ 1: Bột ăn dặm có thể gây biếng ăn sau này
Bột ăn dặm có thể gây cho trẻ biếng ăn về sau (ở đây mình nói chung k thể gom lại tất cả nhé vì có một số bé háu ăn nên cho ăn gì bé đều ăn cả). Các loại bột mặn, ngọt đều có vị rất đặc trưng khi mới đầu cho bé ăn đương nhiên bé sẽ thích nghi với vị đó rồi dần đổi qua cháo, rau củ nó nhạt k quen, k ngon miệng -> rối loạn vị giác -> BIẾNG ĂN.
Thứ 2: Bột ăn dặm nguy cơ làm thiếu chất dinh dưỡng
Bột ăn dặm nguy cơ làm thiếu chất dinh dưỡng. Thành phần dinh dưỡng có trong bột làm sẵn không đủ cung cấp cho trẻ sơ sinh trong quá trình phát triển thể chất và trí não và ít hơn hàm lượng chất đạm so với thức ăn tự nấu. Vì vậy bé dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng nếu ăn bột ăn dặm trong thời gian dài.
Thứ 3: Bột ăn dặm có thể chứa chất bảo quản, phụ gia
Cũng như mỳ ăn liền của người lớn, các loại bột đóng gói cũng chứa chất bảo quản, phụ gia chưa kể ăn lâu dài k tăng thô sẽ khiến con lười nhai, biếng ăn.
Có nên hầm xương lấy nước nấu cháo cho bé ăn dặm không?
Câu trả lời: Không nên!
Nhiều người vẫn nghĩ nước hầm xương giàu chất đạm và canxi giúp trẻ cao lớn hơn, nước hầm xương còn béo, ngọt nên trẻ ăn ngon miệng. Thế nhưng tủy xương chứa nhiều chất béo động vật, rất khó hấp thu với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Trẻ ăn nhiều nước hầm xương có thể bị rối loạn tiêu hóa. Các chuyên gia dinh dưỡng không khuyến cáo dùng nước xương hầm cho trẻ từ 3 tuổi trở xuống.
Thay vào đó để bát cháo ngon ngọt các mom có thể nấu nước hầm rau củ cho vào cháo mỗi lần 15-30ml tuỳ thuộc vào lượng cháo con ăn ít hay nhiều.
Một số loại rau củ, trái cây, đạm bé 6 tháng tuổi ăn được
- Rau củ: súp lơ, cà rốt, bí đỏ, cải bó xôi, cà chua, củ cải, cà tím, hành tây, khoai tây, khoai lang, đậu bắp, bí ngòi, giá đỗ…
- Trái cây: bơ, chuối, táo, kiwi, đu đủ, xoài, lê, nho….
- Đạm: lòng đỏ trứng gà, cá lóc, cá rô, cá bống, cá bơn, cá tuyết, cá kèo…(những cá thuộc cá trắng)