Cách trữ đông thức ăn cho bé
Các món có thể trữ đông như
Các món ăn có thể trữ đông cho bé như: cháo, củ quả và nước dashi cho bé.
Thực phẩm không nên trữ đông như
1. Rau xanh
2. Cà Rốt
Cách rã thức ăn cho bé ăn dặm
Các món kỵ với nhau ko nên mix khi cho bé ăn dặm
- Các loại động vật có vỏ: như tôm nước ngọt không uống với các loại có vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh…
- Cải bó xôi với tôm
- Cam, quýt với sữa
- Bí rợ kỵ cải thìa
- Sữa đậu nành và thịt heo
- Sữa đậu nành và trứng gà
- Óc heo và trứng
- Cà chua và khoai lang khoai tây
- Hoa quả và hải sản
- Củ cải và hoa quả
- Thịt ngỗng và quả lê
- Trà và trứng
- Cải bó xôi với đậu hủ
- Gan và giá đỗ
- Gan với cà rốt +rau cần
- Thịt bò với lươn
- Thịt bò với đậu đen
- Hẹ và đậu hủ
- Dưa leo và cà chua
- Củ cải trắng và cà rốt
- Phô mai ko ăn với
- Lươn , cua , mồng tơi ,rau dền…
- Thịt bò – Hải sản: Nấu chung gây kết tủ, khiến trẻ khó hấp thu canxi
- Đỗ đen – Thịt bò: Nấu chung sẽ tạo rào cản trong quá trình bé hấp thu sắt.
- Cải bó xôi – Tôm: Axit Phytic trong cải bó xôi liên kết với Canxi trong cơ thể tọa thành muối gây cản trở hấp thụ canxi.
- Củ cải – Hoa quả: Thiocyanate trong củ cải và flavonoid trong hoa quả khi kết hợp sẽ tạo ra hợp chất gây ảnh hưởng tới tuyến giáp của trẻ
- Khoai tây/ khoai lang – Cà chua: Gây khó tiêu, đầy bụng ở trẻ.
- Lá hẹ – Đậu phụ: Axit Oxalic kết hợp với Canxi trong đậu phụ tạo kết tủa Canxi Oxalate gây cản trở hấp thụ canxi, gây nguy cơ còi xương ở trẻ.
- Cải bó xôi – Đậu phụ: Cải bó xôi chứa Axit Oxalic kết hợp với Magie Clorua và Canxi Sunphat tạo ra 2 chất kết tủa không tiêu ảnh hưởng tới sự hấp thu của trẻ và nguy cơ gây sỏi thận.
- Óc heo – Lòng đỏ trứng gà: Sự kết hợp này làm tăng hàm lượng Cholesterol trong đồ ăn dặm, khi quá dư thừa sẽ gây ra những tác động xấu nhất định.
- Thịt lợn – Thịt bò: Thịt lợn có tính Hàn, thịt bò tính ôn khi kết hợp sẽ làm mất đi hàm lượng dinh dưỡng của 2 loại thịt này.
- Thịt gà – Cá chép: Theo Đông y, 2 loại thực phẩm này rất kỵ nhau, khi kết hợp khiến bé dễ tiêu chảy, đầy hơi và gây mụn nhọt
- Thịt bò – lươn: Thịt bò và lươn đều rất giàu đạm nên khi kết hợp sẽ gây dư thừa đạm gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ.
- Cà rốt – Củ cải: Hàm lương vitC trong củ cải bị enzyme trong cà rốt bị phá hủy.
- Thịt bò – Hải sản: Canxi trong hải sản sẽ phản ứng kết tủa với photpho có trong thịt bò khiến trẻ chậm hấp thụ canxi.
- Sữa – Chocolate: Sữa chứa nhiều Protein và canxi, Chocolate chứa Axit Oxalic khi kết hợp sẽ tạo ra Canxi Oxalte không tan trong nước làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sơ sinh.
- Mật ong không nên pha cùng nước sôi sẽ làm biến chất có lợi trong mật ong. Mẹ lưu ý chỉ nên pha cùng nước ấm để tăng sức đề kháng cho trẻ( không dùng cho bé dưới 1 tuổi)
- Thịt – Đậu nành: Đạm trong thịt và đậu nành đều rất cao gây dư thừa đạm khiến bé bị tiêu chảy.
- Gan động vật – Cà rốt – Rau cần: Các ion kim loại trong gan làm cho vitamin C trong rau củ bị oxy hóa và mất hết dinh dưỡng
- Dưa chuột – Cà chua: Dưa chuột chưa một loại men phân giải VitC, khi ăn dưa chuột với cà chua hoặc những thức ăn giàu VitC khác sẽ làm giảm khả năng hâp thụ VitC cho cơ thể bé.
- Đậu nành – Trứng gà: Protein trong trứng gà sẽ bị kiềm chế bởi men protidaza gây cản trở tiêu hóa, khó tiêu, đầy bụng
- Rau dền – Lê: Khi kết hợp cùng nhau hoặc ăn bột có rau dền rau đó tráng miệng lê sẽ dễ bị nôn, trớ
- Sữa – Hoa quả: Sữa bò kết hợp với nước trái cây có hiện tượng kết tủa và không thể hòa tan với nhau gây chứng khó tiêu và rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ.
- Đậu phụ – hành: Đậu phụ chứa nhiều Canxi, hành chứa Axit Oxalic khi kết hợp tạo kết tủa Oxalac Canxi khó hấp thụ, có hại cho cơ thể bé.
- Thịt bò – hạt dẻ: Hạt dẻ chứa nhiều VitC, bò chứa nhiều đạm khi kết hợp khiến đạm bị biến chất làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Các giai đoạn phân chia theo từng thời kỳ
- Giai đoạn đầu từ 5-6m gọi là thời kỳ 1
- Giai đoạn 7-8m là thời kỳ 2
- Giai đoạn 9-11m là thời kỳ 3
- Giai đoạn 12-18m là thời kỳ 4
Nhữg giai đoạn bổ sung đạm thực vật và động vật theo từng giai đoạn
1. Giai đoạn 5-6m (thời kỳ 1) :
- Cháo được nấu 1:10 ( tức 1 muỗng gạo : 10 muỗng nước) và pha thêm dashi để làm loãng .
- 1 bữa chính vào 10h.
Liều lượng:
Tuần 1 : làm quen TINH BỘT từ gạo ,khoai
- 3 ngày đầu chỉ ăn 1 muỗng cháo (5ml)
- Từ ngày thứ 4 : tăng lên 2 muỗng cháo và tăng dần sau 3 ngày tiếp theo .
- Tối đa 1 ngày : 15-20ml
- Tinh bột : 15-20ml
- Rau củ : từ 5ml tăng dần …10-15ml
- Tối đa : 25-30ml/ngày.
- Giữ nguyên khẩu phần ăn như ở tuần 1 và tuần 2 nhưng bổ sung đạm thực vật từ đậu nành/đậu hủ non : 5ml
- Tổng Cộng : 30-35ml/ngày.
- Giữ nguyên khẩu phần như trên nhưng thay thế đạm thực vật bằng đạm động vật (như các loại cá thịt trắng) .
- Bữa Phụ : 15h
- Bữa phụ : gồm tất cả trái cây
Trên đây là những kiến thức cơ bản cần nắm được khi cho bé ăn dặm. Hãy ghi nhớ các mẹ nhé.