Cùng với bí ngô, bông cải xanh, khoai lang, cà rốt, đậu Hà Lan cũng có tên trong danh sách những nguyên liệu ưu tiên dùng trong chế biến các món ăn dặm cho các bé từ 6 tháng tuổi. Vậy hãy cùng tìm hiểu cách chế biến các món ăn dặm từ đậu Hà Lan cho bé dưới đây mẹ nhé.
Lợi ích của đậu Hà Lan đối với trẻ nhỏ?
Đậu Hà Lan rất tốt cho sức khỏe nói chung. Tuy nhiên, đối với các bé ăn dặm thì điểm nhấn đáng để nhắc đến của đậu Hà Lan là hàm lượng chất xơ cao rất tốt cho hệ tiêu hóa của các bé. Mẹ có thể dùng đậu Hà Lan kết hợp cùng với các thực phẩm khác để làm đa dạng thực đơn ăn dặm của con.
Gợi ý 2 món ăn dặm từ đậu Hà Lan tốt cho bé
1. Đậu Hà Lan nghiền cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm
Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị cho món đậu Hà Lan ghiền:
- 30g đậu Hà Lan tươi
- 100 ml nước
Cách làm món:
Bước 1: Mẹ cho đậu và nước vào nồi, luộc chín. Thời gian nấu đậu khoảng 9-10 phút.
Đậu chín, tắt bếp, vớt đậu ra chén. Nước luộc sẽ được dùng khi nghiền đậu.
Bước 2: Mẹ dùng rây sạch để nghiền đậu. Mẹ cũng có thể bóc vỏ trước khi nghiền đậu. Để dễ, mẹ nên cho thêm nước luộc khi nghiền đậu.
Bước 3: Nghiền xong, mẹ có thể đổ ra ché cho bé dùng.
Theo các tài liệu hướng dấn chăm sóc bé sau sinh, đậu Hà Lan nằm trong số các thực phẩm ưu tiên cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Không có khuyến cáo nào đặc biệt liên quan đến thực phẩm này trong thực đơn ăn dặm của trẻ, ngoại trừ với những bé bị dị ứng với đậu, và lưu ý không cho bé ăn nguyên hạt vì rất dễ bị nghẹn hay hóc. Tuy nhiên, do đậu Hà Lan có vị rất nồng nên các mẹ cho bé ăn sau khi đã quen ăn dặm với các rau củ dễ ăn khác như khoai lang, bí ngô…
2. Đậu Hà Lan nghiền sữa cho bé từ 6 tháng tuổi đã quen với ăn dặm
Để làm món đậu nghiền sữa, mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- 30g đậu Hà Lan tươi
- 2-4 thìa sữa mẹ/ sữa công thức
Cách làm:
Bước 1: Đầu tiên mẹ cho đậu vào chén rồi bỏ vào nồi hấp cách thủy. Thời gian hấp khoảng 12-13 phút.
Bước 2: Đậu chín, mẹ vớt ra để nguội. Để lấy bột đậu, mẹ dùng rây ghiền nguyên hạt hoặc có thể bóc vỏ sau đó đem nghiền. Về bóc vỏ đậu cũng rất nhanh và đơn giản. Mẹ chỉ cần làm rách vỏ, bóp mạnh là nhân đậu đẩy ra. Nếu bỏ vỏ rồi với nghiền mẹ sẽ lấy được hết phần nhân chứ không bị dính lại vỏ khi đem nghiền nguyên hạt.
Mẹ nên bỏ vỏ để hạn chế vị chát khi bé ăn cũng như đảm bảo món ăn không bị lợn cợn. Khi bé lướn hơn chút và đã quen dần với vị đậu, nếu mẹ xay bawgf máy xay sinh tố thì không cần loại bỏ vỏ hạt nữa.
Bước 3: Đem đậu đi ghiền qua rây.
Bước 4: Trộn sữa với phần đậu đã được nghiền và hâm nóng cho bé. Tùy theo thời điểm ăn của bé, mẹ điều chỉnh độ đặc lỏng cho phù hợp.
Bước 5: Mẹ hâm nóng ở nhiệt độ 70℃ trong khoảng 1 phút như thế sẽ hạn chế sự thất thoát chất dinh dưỡng. Thực chất, khi nấu thức ăn dặm cho bé, sữa mẹ hay sữa công thức được xem là chất lỏng. Chất lỏng dinh dưỡng này giữ vai trò giúp làm loãng thức ăn, làm cho thức ăn ngon hơn và giàu chất hơn so với việc dùng nước thông thường.
Nếu mẹ không canh được nhiệt độ chính xác 70℃, bếp nóng hơn, mẹ hâm nóng thật nhanh chỉ 30 giây rồi tắt bếp ngay. Đây là cách hạn chế thất thoát chất dinh dưỡng. Nấu xong, mẹ múc ra chén cho bé dùng.
Trên đây là những chia sẻ để nấu các món ăn dặm từ đậu Hà Lan. Đây là những món ăn đơn giản và rất bổ dưỡng. Vì vậy, mẹ hãy bổ sung món ăn dặm này vào thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé mẹ nhé.