Ăn dặm là một giai đoạn đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Đây là giai đoạn mà trẻ sẽ làm quen với các nhóm thực phẩm khác ngoài sữa mẹ là tiền đề hình thành thói quen ăn uống sau này. Khi cho bé ăn dặm, ngoài việc chú ý tới chế độ dinh dưỡng của bé thì các mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý tới một số sai lầm thường mắc phải khi cho bé ăn dặm mà Sakuravietnam chỉ ra cho các mẹ ngay phía dưới đây.
Những sai lầm thường mắc phải khi cho bé ăn dặm
Nhiều gia đình thường xuyên hầm xương ống để khuấy bột hay nấu cháo cho bé ăn dặm vì nghĩ rằng nước hầm xương ngọt là bổ dưỡng và nhiều dưỡng chất. Thực tế lại không phải như vậy.
Trong nước hầm xương lại chứa quá nhiều mỡ trong khi lại rất ít đạm và canxi cần thiết cho bé. Thay vì chọn xương ống, các mẹ có thể chọn xương sống hay xương sườn để hầm lấy nước cho bé.
Ngoài sai lầm này, các mẹ còn mắc phải một số sai lầm khác như:
Bài viết liên quan:
1. Cho trẻ ăn bột với đường
Chế độ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của bé phải đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất là: Bột đường – Đạm – Chất Béo – Vitamin và khoáng chất. Bởi vậy, tốt nhất mẹ nên cho bé ăn bột mặn với bột, thịt, cá, rau, dầu ăn trẻ em…
Với một bát bột ngọt sẽ không thể đảm bảo đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho bé. Trong bột ngọt sẽ thiếu đạm nhưng lại thừa đường. Khi cơ thể bị thừa đường sẽ làm tăng men chua trong dạ dày và ruột dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hoá, đặc biệt là ở trẻ nhỏ khi hệ tiêu hoá còn rất non yếu. Bột có thể ứ đọng trong ruột, gây cản trở quá trình hấp thi canxi khiến trẻ mắc chứng còi xương. Ngoài ra, chất ngọt cũng khiến trẻ nhanh no nên khiến trẻ bị biếng ăn hơn.
2. Lạm dung thuốc chống biếng ăn
Các bé thành phố dù được chăm sóc trong một điều kiện tốt hơn, ba mẹ cập nhật được những kiến thức về dinh dưỡng tốt hơn xong trẻ vẫn biếng ăn, còi cọc hơn so với trẻ nông thôn. Nguyên nhân có thể là do ba mẹ lạm dụng dược phẩm.
Nhiều ba mẹ, hễ thấy con biếng ăn thì thay vì tìm cách để thuyết phục bé ăn thì lại cho bé dùng thuốc chống chán ăn hay men tiêu hoá…Khi đã sử dụng quen, sử dụng lâu ngày sẽ khiến trẻ phải lệ thuộc vào chúng và càng khiến trẻ biếng ăn hơn khi không có chúng. Bởi vậy, ba mẹ chỉ nên dùng khi đã hết cách và không dùng quá 2 tuần. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi tuyệt đối không sử dụng mẹ nhé.
Ngoài ra, khi cho bé sử dụng bất kỳ loại thuốc, thực phẩm chức năng nào thì mẹ cũng cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng cho bé nhé.
3. Cho trẻ ăn quá nhiều chất bổ dưỡng
Lượng chất đạm mà bé cần mỗi ngày sẽ là 4 – 4,5g/kg thể trọng cơ thể (đối với trẻ 1 tuổi thì mỗi ngày dùng tối đa 1 lạng thịt). Lượng dầu mỡ tương tự như vậy, trong đó 50% là mỡ thực vật và lượng bột phải cao gấp 4 lần.
Trong năm đầu đời, việc nuôi trẻ có một mâu thuẫn là trẻ cần rất nhiều chất dinh dưỡng để phát triển trong khi hệ tiêu hoá của trẻ còn rất non yếu, rất dễ bị tiêu chảy kéo theo đó là tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng. Bởi vậy, ba mẹ cần đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh và đừng ví quá sốt ruột mà cho bé ăn quá nhiều chất bổ dưỡng.
Có nhiều mẹ cảm thấy vô cùng ngạc nhiên khi cho trẻ ăn ngày vài lạng thịt mà vẫn thấy bé còi cọc. Nguyên nhân chính là do khẩu phần ăn của bé có chứa quá nhiều chất đạm khiến cho chức năng của hệ tiêu hoá phải làm việc mệt mỏi, dễ bị rối loạn, phân đi sống, bị tiêu chảy. Bé càng nuôi càng chậm lớn khiến mẹ vô cùng lo lắng.
Một vài lưu ý khác khi cho bé ăn dặm
– Chỉ cho trẻ ăn trái cây khi bé bắt đầu ăn dặm.
– Cho ăn bổ sung tăng dần về số lượng và độ đặc của thức ăn. Mỗi khi cho bé ăn thử một loại thức ăn mới. Mẹ phải vừa cho bé ăn vừa nghe ngóng xem liệu bé có bị chướng bụng, bị tiêu chảy hay bị dị ứng không để điều chỉnh trong các bữa ăn dặm sau.
– Khi bé 7 – 8 tháng tuổi thì mẹ mới nên cho bé ăn tanh với những loại cá tốt cho bé ăn dặm vì loại thực phẩm này rất dễ gây dị ứng và tiêu chảy ở trẻ. Bởi vậy mẹ nên vừa cho bé ăn vừa theo dõi phản ứng cơ thể bé. Chỉ nên dùng bột ăn liên khi bé đi ra ngoài, đi picnic hay trong hoàn cảnh không có điều kiện để nấu nướng. Còn hàng ngày, mẹ nên chịu khó nấu bột ăn dặm cho bé nhé.
Một bát bột tươi cho bé ăn dặm sẽ đảm bảo đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng hơn là loại thực phẩm được chế biến sẵn. Tuyệt đối không để bát bột có màu trắng mà phải tô màu cho nó với các loại rau củ tốt cho bé ăn dặm hay các loại thực phẩm khác như trứng, thịt…
Một vài mẹo nhỏ khi cho bé ăn dặm
Thói quen ăn uống đầy đủ dưỡng chất của bé mẹ nên rèn luyện cho bé từ khi còn sơ sinh, nên tạo cho bé một không khí vui vẻ trong mỗi bữa ăn sẽ khiến bé tự giác thèm ăn và có nhu cầu ăn uống. Một vài mẹo nhỏ khi cho bé ăn dặm mẹ có thể áp dụng như sau:
1. Cho trẻ ngủ đủ giấc
Giấc ngủ là một yếu tố đặc biệt quan trong mà các mẹ cần lưu ý bởi nó ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ và sự phát triển của bé. Giác ngủ giúp cho não bé được nghỉ ngơi. Não bộ của bé phát triển vẫn chưa được hoàn thiện bởi vậy mà trẻ cần được ngủ đủ giấc. Khi bé ngủ đủ giấc thì bé ăn sẽ ngon miệng hơn.
2. Phải có hoạt động phù hợp
Bé ngồi suốt ngày, không hoạt động cũng là một nguyên nhân khiến bé không cảm thấy có hứng với việc ăn uống. Hoạt động ngoài trời, không khí thoáng mát, ánh sáng đầy đủ sẽ thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và sự trao đổi chất của cơ thể. Cải thiện chức năng của hệ tiêu hoá, giúp hấp thu thức ăn tốt hơn.
3. Nên tạo một khoảng cách thời gian giữa các bữa ăn
Các mẹ cần phải xác định thời gian một ngày cho bé ăn mấy bữa. Tối nhất là nên sắp xếp cho bé ăn một ngày 3 bữa. Ngoài ra, mẹ cần thêm 1 – 2 bữa phụ cho bé nữa. Còn đối với các bé trên 1 tuổi, về cơ bản có thể ăn uống thống nhất với người lớn. Các món ăn như sữa đậu, bột đậu có thể làm bữa sáng hay các bữa phụ là thích hợp cho bé. Khoảng 3-4 tiếng sau khi bé ăn, lượng thức ăn đã được tiêu hoá hết mẹ không nên cho bé ăn vặt để tránh tình trạng bé bị lửng bụng và không thèm ăn khi vào bữa chính nữa.
4. Nên cho bé ăn bằng thìa thay vì dùng bình sữa
Sau 6 tháng ngoài việc bé bú sữa thì bé sẽ cần phải bổ sung nhiều nhóm dưỡng chất cần thiết. Khi đó bé sẽ chuyển dần từ thói quen bú sang thói quen nhai. Bởi vậy, mẹ có thể dùng thìa xúc cho bé ăn để bé có thể dùng lợi, đầu lưỡi để nghiền nát thức ăn, thúc đẩy sự phát triển răng lợi cũng như rèn luyện khả năng nhai của bé.