Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm hiện đại được các mẹ đánh giá là rất hiệu quả trong việc giúp con nhận thức được mùi vị, khả năng ăn thô tốt và rèn luyện tính tự giác trong ăn uống. Từ đó, con sẽ tìm thấy niềm vui trong ăn uống.
Đặc điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Khác với ăn dặm kiểu truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật được chia thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ 5- 6 tháng
- Giai đoạn 2: Từ 7- 8 tháng
- Giai đoạn 3: Từ 9-11 tháng
- Giai đoạn 4: Từ 12- 18 tháng
Tuỳ vào thời điểm, giai đoạn ăn dặm của bé mà ba mẹ chế biến, xây dựng thực đơn ăn dặm của bé sao cho phù hợp.
Ưu điểm
Chế biến món ăn dặm không dùng đến cối xay mà dùng cối giã, rây để làm nhuyễn thức ăn giúp bé yêu dễ nuốt và cảm nhận đầy đủ hương vị, tính chất của món ăn. Đồng thời, giúp các mẹ dễ dàng điểu chỉnh độ đặc, lỏng, mịn, thô của món ăn trong từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Trong quá trình bé tập ăn dặm, việc ăn từ lỏng đến đặc, từ mịn tới thô, từ ít tới nhiều giúp bé học được kỹ năng nhai nuốt tốt.
Kích thích vị giác, việc mẹ cho bé ăn riêng từng loại thức ăn giúp con nhận biết được mùi vị của từng loaị thực phẩm, hạn chế tình trạng thừa, cân béo phì.
Đặc biệt không dùng xương, thịt chế biến nước dùng cho trẻ mà dùng cá khô bào và rong biển, những thực phẩm có hàm lượng canxi cao để chế biến nước dùng cho bé. Loại nước dùng này được gọi là nước DASHI. Như vậy, bé sẽ khỏe mạnh mà không bị béo phì.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo từng tháng tuổi
Tùy theo sự phát triển của bé mà mẹ chọn thời điểm cho con ăn dặm thích hợp. Thông thường trẻ từ 5- 6 tháng tuổi đã có thể ngồi được nếu được hỗ trợ. Đây là giai đọan thích hợp để bắt đầu tập cho bé ăn dặm.
Lưu ý: Cho con ăn dặm bằng thực đơn ăn dặm của Nhật không có nghĩa là mẹ phải dùng các thực phẩm giống như người Nhật. Để phù hợp với nguồn thực phẩm của địa phương, mẹ có thể dùng các loại rau của như cà rốt, củ cải, bắp cải, cải bó xôi, bí đỏ, thịt gà… để nấu ước soup cho bé. Dưới đây là gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo 4 giai đoạn ăn dặm chính của trẻ như sau:
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5- 6 tháng
Đây là giai đoạn bé tập ăn dặm, bé tập làm quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé còn quá non nớt, mẹ lưu ý nghiền thật nhuyễn, thật mịn thức ăn để trẻ dễ ăn. Ngoài ra, những lưu ý quan trọng trong giai đoạn này là độ thô của cháo có tỉ lệ tốt nhất là 1 bột gao: 10 nước.
Lưu ý khi cho bé ăn dặm:
Đầu tiên, chỉ cho bé ăn với một lượng nhỏ, mỗi lần ăn với một muỗng cà phê. Mỗi ngày mẹ nên cho bé ăn dặm 1 bữa/ ngày với các bé 5 tháng tuổi, bé 6 tháng có thể tăng lên 2 bữa/ngày. Thời gian cho trẻ ăn dặm là vào khoảng 10 giờ sáng. Nếu bé được 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn thêm một bữa nhỏ trước 7 giờ tối.
Đa dạng các nguyên liệu và không thêm bất kỳ phụ gia nào vào cháo của bé. Trong giai đoạn ăn dặm này, nếu bé có biểu hiện không muốn ăn thì mẹ không nên ép bé ăn bởi vì sữa mẹ vẫn đang chiếm hầu hêt khẩu phần ăn của bé trong ngày. Do đó, mẹ không cần vội vã.
Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 đến 6 tháng tuổi
Tuần 1: Mẹ nên cho bé ăn cháo trắng tỉ lệ 1:10 với lượng từ 5ml-10ml/ ngày
Tuần 2: Tuần này, mẹ có thể thêm các loại rau củ tốt cho bé ăn dặm có độ mềm như cà rốt, hành tây, khoai lang vào cháo trắng 1:10 cho bé ăn dặm.
Lưu ý: Mẹ cần nghiền nhuyễn, mịn thức ăn sau đó rây thêm một lần nữa để loại bỏ xơ trong rau củ sẽ giúp các bé dễ dàng tiêu hóa hơn.
Tuần 3: Sang tuần này, mẹ có thể nấu cháo trắng với rau ngót và cải bó xôi, mẹ đừng nghiền mịn mà hãy rây qua lưới. Trung bình mỗi ngày cho bé ăn từ 40-50ml.
Tuần 4: Kết hợp nấu cháo trắng với rau cải xanh tương tự như tuần thứ 3.
Vào những tuần tiếp theo của giai đoạn đầu cho bé ăn dặm này, mẹ nên tham khảo một vài các món cháo ăn dặm cho bé theo thực đơn sau:
- Cháo trắng, rau ngót, đậu phụ, bắp cải, sữa chua nguyên chất không đường.
- Cháo trắng, rau ngót, su hào, cải bó xôi, đậu phụ.
- Cháo trắng, khoai lang, lòng đỏ trứng, đậu phụ, sữa chua nguyên chất không đường.
- Cháo trắng, cà rốt, đậu phụ, sữa chua nguyên chất không đường.
- Cháo trắng, bí đỏ, trứng ½ lòng đỏ, cà chua.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7- 8 tháng tuổi.
Trong giai đoạn ăn dặm này, bé đã có thể ăn cháo theo tỉ lệ 1:7 (tương đương 1 gạo và 7 nước và đem nấu chín mẹ vẫn cần rây mịn). Đến 7 tháng rưỡi – 8 tháng, bé có thể ăn thô hơn, thay vì rây, mẹ có thể nghiền thức ăn bằng thìa, dĩa cho bé.
Một vài lưu ý cho bé ăn dặm từ 7- 8 tháng tuổi:
- Một ngày mẹ cho bé ăn 2 bữa dặm vào 10h sáng và 17h chiều.
- Lúc này, bé đã ăn được thịt và cá nên mẹ có thể cho một ít vào cháo để đa dạng thực phẩm cho bé.
- Đối với các loại rau như rau chân vịt, cải ngọt…mẹ chỉ nên dùng lá để chế biến món ăn dặm cho bé ăn. Mẹ vẫn không nên nêm thêm gia vị khi nấu cho bé.
Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7- 8 tháng tuổi
Các món ăn dặm từ 7- 8 tháng tuổi đã đa dạng hơn rất nhiều so với giai đoạn đầu tập ăn dặm. Một số món ăn dặm giàu dinh dưỡng mẹ nên cho bé ăn lúc này:
- Súp khoai tây bí đỏ và nước hầm vỏ tôm.
- Mì trứng gà và súp cà chua cá
- Cháo trắng, cá hồi hấp, rau ngót
- Cháo rong biển, đậu bắp
- Súp đậu thọt, xoài thái miếng nhỏ
- Cháo khoai tây, cái hồi hấp, su su luộc
- Cháo gà, bắp cải, đu đủ chín mềm
- Cháo tôm, canh cải bó xôi, trứng sốt cà chua
- Thịt bì xay, chuối sữa chua, nước cam
- Cháo khoai lang, gan gà
- Súp bí đỏ, dâu tây nghiền
- Súp khoai lang, thịt đỏ, đậu hà lan, sữa chua
- Cháo trắng, rau dền, chuối thái lát
- Súp cá hồi, trứng hấp nấm rơm
Hãy tham khảo và bổ sung những món ăn dặm này vào thực đơn ăn dặm kiểu Nhật của bé mẹ nhé.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 – 11 tháng tuổi
Giai đoạn này bé đã có biểu hiện thích và không thích với thức ăn rồi. Chẳng hạn như bé sẽ quay mặt, xua tay và nhè thức ăn ra nếu không hợp khẩu bị hoặc bé thích thú hơn với việc tự mình ăn. Vậy nên mẹ nên để thức ăn bên cạnh cho bé tự giác hoàn thành khẩu phần ăn của mình. Mẹ lưu ý giai đoạn này mẹ nên cho bé ăn dặm với các loại thức ăn có độ thô nhiều. Chuẩn nhất là khi mẹ ấn tay vào thức ăn đã nát thì có thể cho bé ăn.
Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật với thức ăn thô:
- Cháo ăn dặm của bé được nấu theo tit lệ 1 gạo: 5 nước và tăng dần độ đặc lên nếu mẹ thấy bé hấp thụ tốt.
- Độ thô của các loại hoa quả trái cây là thái 5mm.
- Mỗi bữa, bé cần ăn đủ 90g cháo, 30- 40g vitamin và 15g đạm.
- Mẹ nên cho bé ăn dặm đầy đủ 3 bữa/ ngày vào lúc 10h- 15h- 19h.
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 9- 11 tháng tuổi.
Bé của mẹ đã có khảu vị ăn như người lớn rồi. Vì thế, khẩu phần của bé cũng đa dạng hơn trước. Mẹ cùng tham khảo thực đơn cho bé theo danh sách sau để cho bé ăn dặm đúng cách nhé.
Ngày thứ 1:
- Sáng: Miến gạo nấu thịt bò
- Trưa: Cơm nát nấu thịt gà, rau mồng tơi
- Tối: Cháo cua biển nấu rau cải cúc
Ngày thứ 2:
- Sáng: Súp bí đỏ thịt lợn
- Trưa: Cháo nát, tim gan gà nấu cải bó xôi, nước gà
- Tối: Thịt bò nấu phô mai, dưa chuột hấp
Ngày thứ 3:
- Sáng: Súp ngô ngọt, cà chua, thịt bê
- Trưa: Cháo nát, trứng gà non, củ cải sốt bơ
- Tối: Cơm nát, cải bó xôi xào thịt lợn
Ngày thứ 4:
- Sáng: Súp khoai môn cà rốt thịt gà
- Trưa: Cơm nát, bí đỏ nấu thịt bò
- Tối: cơm nát, thị lợn nấu cải sen
Ngày thứ 5:
- Sáng: Bánh canh nấu giò lụa
- Trưa: Cơm nát, củ cải xào thịt bê
- Tối: Cháo cải bó xôi, cá quả sốt cà chua thì là
Ngày thứ 6:
- Sáng: Súp ngô ngọt phô mai
- Trưa: Cháo cá quả, lá khoai lang nấu nước luộc gà
- Tối: Cơm nát, cua biển sốt cà chua, củ quả hấp
Ngày thứ 7:
- Sáng: Súp bí đỏ phô mai
- Trưa: Cơm nát, cà chua xào thịt lợn rừng
- Tối: Cơm nát, cá quả hấp, bí xanh hấp
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 12- 18 tháng tuổi
Trẻ từ 12- 18 tháng tuổi hoàn toàn có thể ăn cơm nát hoặc các loại thức ăn mềm cắt miếng to. Nếu mẹ và bé đã trải qua 3 giai đoạn ăn dặm thuận lợi thì đây là lúc bé tự hoàn thành khẩu phần ăn của mình. Răng cửa đã mọc và bé chủ yếu ăn bằng cách bốc vì thế nên mẹ chế biến các món ăn dặm để bé cảm nhận độ thô, hình dạng của thức ăn dễ dàng hơn.
Độ thô của thức ăn có độ mềm vừa đủ, phải ấn hơi mạnh tay mới làm nát được. Mẹ nên nấu cháo hoặc cơm nhão cho bé theo tỉ lệ 1 gạo: 2 nước hoặc 1 gạo: 3 nước. Các loại rau củ, trái cây mềm, mẹ nên thái miếng khoảng 1cm. Trung bình mỗi ngày mẹ nên cũng cấp cho bé từ 80- 100g cơm, 40- 50g vitamin, 15- 18g chất đạm, 300- 400ml nước. Mỗi ngày, mẹ cho bé ăn 3 bữa lúc 10h- 15h- 19h.
Các món ăn dặm kiểu Nhật cho bé 1 tuổi trở lên:
Ngày thứ 1:
- Sáng: Cơm sốt thị và nấm, canh ngót, xoài cắt miếng
- Trưa: Khoai tây chiên, thịt bò nướng, nước trái cây
- Chiều: Bánh pizza kiểu Nhật, khoai tây nghiền
Ngày thứ 2:
- Sáng: cơm rong biển, cà sốt chua ngọt, nước trái cây
- Trưa: sốt thị gà khoai tây, cà rốt luộc, sữa chua
- Chiều: bánh mì nướng trứng, sữa chua
Ngày thứ 3:
- Sáng: mì udon thịt heo, rau bó xôi nghiền, sữa chua
- Trưa: cánh gà kho mật ong, cơm, dâu tây nghiền
- Chiều: Bánh mì ngọt, trứng bát, nước trái cây
Ngày thứ 4:
- Sáng: cơm nắm rau củ, thịt bò viên sốt cà, bông cải luộc, nước cam
- Trưa: Khoai tây chiên, sốt phô mai, cà xé, sữa chua
- Chiều: Bánh mì nướng, xúc xích, xoài cắt miếng
Ngày thứ 5:
- Sáng: súp rau củ, cơm mềm, xoài thái miếng
- Trưa: bánh mì nướng, cá ngừ, sữa chua không đường
- Chiều: Mì ý thịt bò băm, cà chua nghiền, nước trái cây
Ngày thứ 6:
- Sáng: Khoai tây hấp, thịt xông khói, 3 quả nho
- Trưa: Cơm nắm, cá thu hấp, cà chua nghiền với dầu oliu
- Chiều: bánh mì mềm, súp đậu hũ thịt băm, sữa chua
Ngày thứ 7:
- Sáng: Mì sốt kem và thịt xông khói, bông cải luộc, nước trái cây
- Trưa: Cơm mềm, đậu hũ sốt thịt, cam thái lát
- Chiều: Thịt cô viên rán, bánh mì, sữa chua
Trong quá trình ăn dặm, mẹ hãy tạo cho bé tâm lý thoải mái nhất, được chọn lựa món ăn mà bé thích để tạo cho bé thói quen ăn tốt về sau.